Hotline: 0944.122.448
Email: dienlanhvila@gmail.com

Cách sửa tủ lạnh bị đóng tuyết đơn giản tại nhà

Tủ lạnh bị đóng tuyết ngăn đá là hiện tượng thường xuyên xảy ra sau một quá trình sử dụng lâu dài, điều này gây nên nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng, làm ảnh hưởng đến việc bảo quản thực phẩm. Việc khắc phục tình trạng này cũng không quá khó khăn, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách sửa tủ lạnh bị đóng tuyết đơn giản và nhanh chóng tại nhà.

 

Nguyên nhân tủ lạnh bị đóng tuyết

 

Tủ lạnh bị đóng tuyết là hiện tượng trên thành ngăn đá của tủ lạnh có một lớp tuyết trắng (đá xốp) bám vào, nếu để lâu ngày có thể bám vào thực phẩm để tại ngăn đá. Thông thường, các loại tủ lạnh được thiết kế sử dụng cơ chế làm lạnh trực tiếp sẽ dễ bị đóng tuyết hơn so với tủ lạnh sử dụng cơ chế làm lạnh bằng quạt.

 

Tủ lạnh bị đóng tuyết ảnh hưởng đến việc bảo quản thực phẩm

 

Tình trạng này xảy ra thường do tủ lạnh đã gặp một vài sự cố sau đây:

 

Cầu chì nhiệt bị hỏng, bị đứt

Được đặt ở phía trên ngăn đá, cầu chì sẽ ngăn cản bộ phận xả đá hoạt động quá lâu (dẫn tới bị đóng tuyết), đảm bảo an toàn cho thiết bị không bị hư hỏng.

Tuy nhiên, vì một lý do nào đó cầu chì nhiệt bị hỏng, bị đứt sẽ làm cho bộ phận xả đá ngừng hoạt động, từ đó dẫn tới hiện tượng đóng tuyết trong tủ lạnh, và lớp tuyết này ngày một sẽ dày lên nếu không tìm được cách sửa tủ lạnh bị đóng tuyết và khắc phục kịp thời.

 

Rơ- le xả tuyết hoặc âm tủ lạnh không thông mạch

Rơ- le (sò nóng) xả tuyết nằm phía sau ngăn đá của tủ lạnh và được kẹp vào dàn lạnh.

Với chức năng nhận biết lớp tuyết phủ trên dàn lạnh đủ dày ở nhiệt độ âm, sò nóng sẽ đảm bảo cho thanh điện trở xả tuyết hoạt động tốt hơn, tránh trường hợp thanh điện trở đốt nóng dàn lạnh khi không có tuyết phủ trên dàn lạnh.

 

Rơ-le xả tuyết có chức năng quan trọng để tủ lạnh không bị đóng tuyết

 

Vì vậy, khi rơ-le xả tuyết không thông mạch, tự động thanh điện trở sẽ hiểu là cần nóng và đốt dàn lạnh, gây nên tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết.

 

Rơ-le xả bị hỏng

Đây là bộ phận quan trọng làm nhiệm vụ chuyển ngắt mạch Comperessor sang chế độ xả đá.

Tùy theo thiết kế của từng tủ lạnh mà vị trí lắp đặt rơ-le xả cũng sẽ khác nhau, có thể nằm trong ngăn mát hoặc nằm ở hộp điện kế sau lung tủ lạnh.

Nếu rơ-le xả không hoạt động sẽ gây tình trạng không cung cấp đủ hơi lạnh để bảo quản khiến cho thực phẩm bị hư hỏng.

 

Những ảnh hưởng khi tủ lạnh bị đóng tuyết

 

Với mỗi nguyên nhân sẽ có những cách sửa tủ lạnh bị đóng tuyết khác nhau. Tuy nhiên, một vấn đề cần lưu tâm đó là những tác hại không hề nhỏ mà sự cố này mang lại.

- Tủ lạnh bị đóng tuyết trên ngăn đá sẽ làm ảnh hưởng đến việc lưu thông hơi lạnh, khiến hơi lạnh bị cản trở và ứ đọng không thổi ra ngoài được để làm đông đá.

- Ngăn đá bị đóng tuyết đôi khi khiến việc thổi hơi lạnh xuống ngăn mát bị cản trở, khiến ngăn mát không được cung cấp đủ lạnh, làm hư hỏng thực phẩm.

 

Ngăn mát không đủ lạnh để bảo quản thực phẩm

 

- Tình trạng này làm cho tủ lạnh luôn trong trạng thái quá tải, hoạt động liên tục mà không tự ngắt (do chưa làm lạnh cả 2 ngăn) có thể gây hư hỏng linh kiện, đồng thời tiêu hao rất nhiều điện năng.

 

Cách sửa tủ lạnh bị đóng tuyết tại nhà

 

Thực hiện sửa tủ lạnh bị đóng tuyết theo Vila với các bước đơn giản sau:

Bước 1: Ngắt nguồn điện để kiểm tra

Thực hiện ngắt nguồn điện của tủ lạnh trước khi thực hiện các cách sửa tủ lạnh bị đóng tuyết để đảm bảo an toàn và tránh lãng phí điện năng.

Ngắt nguồn điện trước khi kiểm tra và sửa tủ lạnh bị đóng tuyết

 

Bước 2: Cho thực phẩm trong tủ lạnh ra ngoài

Lấy hết thực phẩm trong tủ lạnh (cả ngăn mát và ngăn lạnh) ra ngoài ngoài để đảm bảo vệ sinh, đồng thời bảo quản thực phẩm bằng các phương pháp hợp lý khác vì thời gian sửa tủ lạnh bị đóng tuyết chưa biết sẽ tốn bao lâu.

 

Cho hết thực phẩm ra ngoài để lau chùi tủ lạnh

 

Bước 3: Vệ sinh tủ lạnh

Mở hết các cửa tủ lạnh để tuyết bị đóng tan hết, có thể để một cốc nước nóng ngay cạnh hoặc bật quạt thổi vào để tuyết tan chảy nhanh. Lưu ý, nên lót giấy hoặc rẻ lau xung quanh chân tủ lạnh, vì khi đá tan có thể chảy ra sàn nhà.

 

Vệ sinh tủ lạnh bằng khăn sạch

 

Sau khi đá tan hết, lấy khăn sạch để lau chùi, vệ sinh tủ lạnh. Lau chùi các khay đựng đá, khay đựng đồ ăn bằng khăn sạch.

Thực hiện lau lại một lần nữa bằng khăn khô.

 

Bước 4: Cho tủ lạnh hoạt động lại.

Đặt các khay làm đá, khay đựng thức ăn lại vào tủ theo vị trí cũ.

Đóng tủ lạnh và cắm điện cho tủ lạnh hoạt động. Chờ tủ lạnh đủ lạnh sau đó cho thực phẩm vào.

 

Có thể thực hiện cách sửa tủ lạnh bị đóng tuyết theo những bước trên để xả tuyết cho tủ lạnh thường xuyên, giúp tủ lạnh hoạt động ổn định và làm lạnh được tốt hơn.

 

Mách bạn địa chỉ sửa tủ lạnh bị đóng tuyết

 

Nhu cầu sử dụng tủ lạnh thường xuyên với công suất lớn khiến tủ lạnh bị hỏng hóc là điều không tránh khỏi. Trong những trường hợp đã sử dụng cách sửa tủ lạnh bị đóng tuyết tại nhà mà tủ lạnh vẫn thường gặp phải, thì việc kiểm tra chi tiết và thay thế linh kiện cần liên hệ với trung tâm sửa chữa tủ lạnh chuyên nghiệp và uy tín.

 

Điện lạnh Vila nhận sửa tủ lạnh 24/7

 

Công ty CP Cơ điện lạnh Vila là lựa chọn tin tưởng cho những khách hàng muốn bảo dưỡng, sửa chữa tủ lạnh tại Tp Hồ Chí Minh và các khu vực vùng ven. Ngoài cung cấp dịch vụ sửa chữa chất lượng và nhanh chóng, Điện lạnh Vila còn đảm bảo sử dụng các linh kiện chính hãng để thay thế (nếu cần), bảo hành uy tín cho khách sử dụng thiết bị được lâu bền hơn.

Liên hệ Hotline: 0944.122.448 để được nhân viên kỹ thuật tư vấn và đặt lịch hỗ trợ.

Trên đây là những chia sẻ về cách sửa tủ lạnh bị đóng tuyết, hy vọng quý khách sẽ có thêm được những thông tin hữu ích để sử dụng tủ lạnh được tốt hơn cũng như lựa chọn được địa chỉ tin cậy cho thiết bị của gia đình mình.

028 37 19 29 00 dienlanhvila@gmail.com